Khi thực hiện xây dựng
quy trình công việc tại cơ quan, tổ chức, người thực hiện cần tuân thủ một số
nguyên tắc cùng trình tự nhất định:
Bước
1: Xác định bối cảnh tổ chức
Cần xác định rõ các yếu
tố bên trong, bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như nhu cầu,
mong đợi của các bên quan tâm. Điều này sẽ giúp các tổ chức sớm phát hiện rủi
ro liên quan đến quá trình. Đây chính là cơ sở để xây dựng các quy trình cùng
những bước cần thiết trong quá trình nhằm giảm thiểu, khắc phục những rủi ro
này.
Khi các quy trình QLCL
phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thì hệ thống cũng sẽ hoạt động hiệu quả
hơn. Cũng như đáp ứng được các mục tiêu, định hướng doanh nghiệp đã đặt ra.
Bước
2: Thiết lập giới hạn cho các quy trình
Mỗi nhóm quy trình sẽ
có vai trò và tác dụng riêng của nó. Không phải quy trình nào cũng cần phải lập
thành văn bản. Chỉ có một số quy trình quan trọng cần phải được ghi chép nhằm đảm bảo sự nhất quán và chất lượng của sản phẩm, dịch
vụ khi cung ứng cho khách hàng.
Do đó, cần phải quyết định
danh sách quy trình cần xây dụng và lưu trữ dưới dạng văn bản. Sau đó xác định
rõ giới hạn của từng quy trình. Điều này giúp CBCC nắm rõ các bước thực hiện.
Tránh trường hợp mơ hồ về các nội dung được/ không được đề cập trong quy trình
làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Bước
3: Thu thập thông tin
ISO 9001:2015 yêu cầu
quy trình cần phải được mô tả mọi hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng. Chính
vì vậy, để viết được một quy trình ISO cụ thể, cần phải thu thập thông tin. Bao
gồm đầu vào, các hoạt động cụ thể, đầu ra, người chịu trách nhiệm cho từng hoạt
động, thời gian thực hiện, phương pháp đánh giá hiệu quả từng bước.
Có thể sử dụng lưu đồ
hoặc xây dựng sơ đồ quy trình bởi chúng sẽ giúp hình dung được những gì sẽ diễn
ra trong quy trình. Đây là cơ sở để có thể sắp xếp các hoạt động trong quy
trình một cách khoa học. Đồng thời đảm bảo mọi thông tin cần thiết được thu thập đầy đủ.
Một phương pháp cụ thể
được sử dụng để thu thập thông tin là 5W1H. Cụ thể, phương pháp này đặt ra những
câu hỏi mà trong đó, mỗi câu trả lời sẽ cung cấp thông tin cần thiết hoặc đưa
ra các giải pháp giúp giải quyết vấn đề. Với 5W1H, cơ bản có thể xác định các
thông tin sau:
- Mục đích của quy trình xây dựng là gì? (Why)
- Ai là người chịu trách nhiệm thực hiện quy trình?
(Who)
- Danh sách nguyên liệu, thiết bị phục vụ cho việc
thực hiện quy trình gồm những gì? (What)
- Quy trình được thực hiện tại đâu? (Where)
- Thời gian áp dụng quy trình? (When)
- Phương pháp, các bước triển khai quy trình cụ thể ra sao? (How)
Bên cạnh đó, với 2 câu
hỏi dưới đây, cũng có thể thu thập được các thông tin giúp quy trình được hoàn thiện hơn:
- Làm thế nào để xác định
hiệu quả của quy trình đó? (nhằm xác định phương pháp đánh giá, đo lường).
- Quy trình này nên được
thực hiện bao lâu một lần? (nhằm xác định tần suất quy trình cần được áp dụng)
Như vậy với phương pháp
này, có thể thu thập mọi thông tin cần thiết và đảm bảo không bỏ sót bất cứ
thông tin hữu ích nào trong từng quy trình.
Bước
4: Xác định cấu trúc của các quy trình.
Có nhiều cách khác nhau
để ghi lại một quy trình. Có thể ghi lại dưới dạng tài liệu thông qua một chuỗi các đoạn văn. Hoặc có thể thể hiện các quy trình dưới dạng lưu đồ. Tuy nhiên dù
quy trình được thể hiện dưới dạng nào thì cấu trúc của nó cũng phải đảm bảo có
những nội dung sau:
- Phạm vi và mục đích của quy trình
- Các định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng trong quy
trình
- Trách nhiệm của người/ bộ phận thực hiện quy trình
đó.
- Các tài liệu tham khảo (biểu mẫu, danh sách, tài
liệu, hồ sơ sẵn có)
- Lịch sử các phiên bản của quy trình (phiên bản số
bao nhiêu, ngày thực hiện, ngày phê duyệt, người thực hiện,…)
Bước
5: Ghi chép, xem xét và phê duyệt các quy trình
Một khi đã thu thập đầy
đủ các thông tin, xác định được rõ các quy trình cần xây dựng cùng mục đích, giới
hạn của nó, thì bắt tay vào viết quy trình ISO 9001:2015 cho hệ thống của mình.
Thông thường người thực hiện ghi chép xây dựng quy trình sẽ là thanh viên ban
ISO của đơn vị.
Trong quá trình viết
quy trình, cần lưu ý diễn đạt một cách dễ hiểu, ngắn gọn. Bởi đối tượng mà quy
trình hướng tới là đội ngũ CBCCVC, những người không hiểu rõ về ISO. Việc đưa các nội dung phức tạp, từ ngữ khó hiểu sẽ gây khó khăn thậm chí làm người thực
hiện nhầm lẫn. Điều này chỉ khiến cho các quy trình trở nên cồng kềnh, không đạt
hiệu quả như mong muốn.
Sau khi các quy trình được
viết ra thì cần có sự xem xét đánh giá từ các bên tham gia vào HTQLCL. Những nhận xét, góp ý sẽ giúp quy trình được hoàn thiện hơn và đảm bảo phù
hợp, chính xác.
Cuối cùng, để các quy
trình có hiệu lực, chúng cần được trình lên và phê duyệt bởi lãnh đạo cao nhất
của đơn vị trước khi ban hành và áp dụng trong hoạt động tại đơn vị.
Bước
6: Truyền đạt và đào tạo nội bộ về quy trình
Cần phải thông tin cho
đội ngũ CBCCVC về các quy trình đã được xây dựng. Đơn vị có thể tổ chức các buổi
tập huấn đào tạo nội bộ về quy trình. Điều này đảm bảo toàn bộ CBCCVC hiểu rõ
vai trò, quyền hạn của mình cũng như nắm được cách thức thực hiện công việc để
đạt hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, cần lưu ý
khi có bất kỳ thay đổi nào về quy trình phải được thông báo kịp thời và rõ ràng
tới CBCCVC. Tránh trường hợp quy trình mới không được áp dụng gây ảnh hưởng đến kết quả công việc./.
Khánh Linh.